Taixiu sunwin - Sic Bo trực tuyến có thể được đổi thành tiền thật

Truyền thông

Chăm Sóc Trẻ Mùa Dịch: Khi Nào Cần Đưa Trẻ Đi Khám Ngay?

01/09/2021

Việc trì hoãn đưa trẻ đi khám ở một số trường hợp nhất định có thể làm chậm quá trình điều trị và gây nguy hiểm cho trẻ. Vậy trường hợp nào ba mẹ có thể để trẻ ở nhà và tự theo dõi, trường hợp nào cần đưa trẻ đến bệnh viện/ phòng khám ngay? 

taixiu sunwin

CÁC TRƯỜNG HỢP TRẺ CÓ DẤU HIỆU BỆNH LÝ

Trẻ bị sốt

Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt đơn thuần không kèm ho, sổ mũi, ói, tiêu chảy, nổi ban…, ba mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt bé từ 38,5oC trở lên. Ba mẹ nên chuẩn bị sẵn trong nhà các loại thuốc hạ sốt, giảm đau an toàn cho trẻ như nhóm Acetaminophen – với tên thương mại là Efferalgan, Tylenol, Hapacol, Paracetamol, liều dùng 1 lần từ 10 – 15 mg/kg cân nặng của trẻ (Ví dụ trẻ có cân nặng 10-11 kg thì có thể dùng Efferalgan 150 mg 1 gói dạng uống hoặc dạng viên đặt hậu môn). Sau 4–6 tiếng, nếu trẻ sốt trở lại có thể cho dùng lặp lại thuốc hạ sốt.

Nếu trẻ đã được uống thuốc hạ sốt nhưng nhiệt độ cơ thể không hạ hẳn hay trẻ mới uống thuốc hạ sốt đã sốt lại sau 2-3 tiếng, ba mẹ nên cho bé tắm nước ấm với nhiệt độ nước tắm nhỏ hơn 2oC so với nhiệt độ sốt (Ví dụ, nếu trẻ sốt 39oC thì nên cho trẻ tắm nước ấm khoảng 37oC). Bên cạnh đó, ba mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước trái cây, canh, súp, ăn trái cây tươi hay bú nhiều hơn (đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi) để giúp bé dễ hạ nhiệt.

Đưa trẻ đi khám ngay khi: Trẻ sốt cao liên tục đến 48 tiếng hoặc sốt kèm theo các triệu chứng ho nhiều, khò khè, khó thở, than đau tai hay chảy mủ tai, tiêu chảy phân nhày, máu; than đau bụng hay nôn ói …

Trẻ bị ho

Khi thấy trẻ ho húng hắng, không khò khè, không thở nhanh, không tím tái, không ọc ói…thì ba mẹ chưa cần làm gì hoặc nếu cảm thấy sốt ruột thì có thể cho trẻ uống chút nước ấm mỗi khi trẻ ho hay cho trẻ uống chút nước tắc chưng đường phèn hoặc mật ong chanh đào, mật ong gừng. Ba mẹ có thể chuẩn bị sẵn trong nhà các loại siro ho thông thường từ thảo dược như Astex, Prospan để cho trẻ dùng khi có triệu chứng ho thông thường. 

Đưa trẻ đi khám ngay khi: Nếu trẻ đã được cho uống siro ho 5-7 ngày mà vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn ho nhiều hơn hoặc nếu thấy trẻ ho nhiều kèm khò khè tăng dần, thở nhanh, tím tái, co kéo ngực, hay kèm sốt thì ba mẹ phải cho bé đi khám ngay.

Trẻ hắt hơi, chảy mũi

Khi thấy trẻ đang bình thường tự nhiên hắt hơi, chảy mũi, không kèm ho, sốt thì ba mẹ cho bé xịt mũi, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý Nacl 0.9%, Sterimar, Xisat, Humer…giúp vệ sinh sạch mũi và thông thoáng mũi. Nếu bé vẫn chảy mũi nhiều, có thể cho bé uống thuốc kháng histamin an toàn cho bé như Aerius (Desloratadine). Thuốc được sử dụng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên với liều thay đổi theo lứa tuổi. Trẻ từ 6 -12 tháng tuổi với liều 2 ml/lần/ngày, trẻ 1-5 tuổi với liều 2,5 ml/lần/ngày, trẻ 6 -11 tuổi với liều 5 ml/lần/ngày. Trẻ từ 12 tuổi trở lên uống 10 ml/lần/ngày (hoặc dạng viên 5 mg/lần/ngày). 

Bên cạnh đó, ba mẹ để ý vệ sinh nhà cửa tránh bụi bặm và không để máy lạnh hay quạt thổi gió thẳng vào hướng nằm của con nhé.

Đưa trẻ đi khám ngay khi: Trẻ chảy mũi nhiều kèm mũi xanh đục, có máu, ho nhiều, đau tai, hay kèm sốt.

Trẻ bị tiêu chảy

Khi thấy trẻ đi tiêu lỏng, ăn nhợn ói thì ba mẹ xem lại khẩu phần ăn của trẻ, nên cân đối giữa các nhóm thực phẩm, không nên cho trẻ ăn quá nhiều 1 loại thức ăn nào cả. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì cần xem lại chế độ ăn của người mẹ. Nếu trẻ vẫn đi tiêu lỏng nhiều hơn bình thường, có thể cho trẻ uống men vi sinh Enterogermina, Bioflora, Lacteol… giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột; cho trẻ uống dung dịch Oresol giúp ngừa mất nước và chất điện giải rất hiệu quả.

Đưa trẻ đi khám ngay khi: Sau khi uống men vi sinh 2 ngày mà bé vẫn còn đi lỏng hoặc phân có nhầy, có máu hay bé nóng sốt. Khi đưa trẻ đi khám cần mang phân của trẻ theo để soi phân, giúp bác sỹ xác định tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột của bé để điều trị triệt để.

Trẻ táo bón

Khi thấy trẻ đi cầu phân khô cứng hơn thường ngày, và/hoặc vài ngày chưa đi cầu trong khi trước giờ đi đều mỗi ngày, tức là trẻ có khuynh hướng táo bón, cần chú ý lượng nước cho trẻ uống mỗi ngày; cho trẻ ăn đủ và cân đối giữa 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn: tinh bột, đạm, rau củ và chất béo; không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm từ nhóm đạm (thịt, cá, trứng, đậu hũ…). Chú ý pha sữa đúng liều lượng, không được múc bột sữa vun lên hay gõ cái thìa múc sữa làm lượng bột sữa lèn chặt – sẽ bị đậm đặc sữa. Cho trẻ ăn thêm yaourt, uống thêm sinh tố xay trái cây với sữa tươi (chuối, đu đủ, bơ, dâu, thanh long), uống thêm nước ép mận, táo…cũng giúp bé nhuận tràng hơn.

Đưa trẻ đi khám ngay khi: Sau khi đã điều chỉnh những vấn đề nêu trên mà trẻ vẫn không đi cầu được, hoặc đi phân khô cứng, dính máu sau khi đi cầu, hay trẻ đau bụng, quấy khóc, giảm ăn, ói ọc… 

Đối với trẻ sơ sinh

Riêng đối với trẻ sơ sinh, thông thường trẻ cần được tái khám định kỳ lúc 1 tháng tuổi để được kiểm tra sức khoẻ tổng quát, theo dõi việc tăng trưởng và phát triển toàn bộ của trẻ, màu sắc da, rốn, phản xạ và vận động của trẻ. 

Nếu trẻ bú, ngủ, tiêu tiểu tốt, rốn đã rụng và khô, không vàng da, không sốt, không co giật, không có dấu hiệu bất thường khác thì có thể trì hoãn việc khám định kỳ tới khi trẻ tròn 2 tháng tuổi – là thời điểm trẻ cần đến cơ sở y tế để chích ngừa các bệnh cơ bản.

Đưa trẻ sơ sinh đi khám ngay khi trẻ có một trong những dấu hiệu bất thường sau:
– Vàng da toàn thân, vàng xuống bụng vùng dưới rốn, cẳng chân, lòng bàn tay bàn chân và vàng da kéo dài trên 1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ sinh thiếu tháng.
– Trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu bất thường khác như bú ít, bỏ bú, lừ đừ, co giật, nước tiểu vàng sẫm, phân bạc màu,…
– Rốn có dịch, có mủ, có máu, mùi hôi, hay sưng đỏ thành bụng quanh rốn.
– Trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt, bú kém hoặc bỏ bú, bụng chướng, nôn trớ nhiều, thóp phồng, gồng hay co giật, nổi vân tím ngoài da hoặc da xanh tái; thở nhanh hoặc thở không đều, có cơn ngừng thở; co rút lồng ngực nặng…

TRƯỜNG HỢP CHÍCH NGỪA Ở TRẺ

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh nên cần bảo vệ trẻ không chỉ trước bệnh Covid-19 mà còn trước các bệnh thông thường khác. Trẻ tiêm ngừa trễ sẽ không được bảo vệ tốt như trẻ được tiêm đúng lịch. Ba mẹ có thể tạm hoãn việc tiêm chủng cho trẻ trong trường hợp bất khả kháng không thể đi lại trong mùa dịch, nhưng ngay khi có cơ hội cần cho trẻ đi chích ngừa ngay. Trong thời gian trẻ chưa được chích ngừa đúng lịch, ba mẹ cần chăm sóc và bảo vệ trẻ kỹ hơn, người lớn khi mới đi bên ngoài về tuyệt đối không được tiếp xúc ngay với trẻ, để tránh nhiễm bệnh cho trẻ.

Lưu ý:

Trẻ tròn 2 tháng tuổi thông thường cần được khám định kỳ và chích vaccine phòng ngừa 8 bệnh bao gồm: 1 mũi vaccine chích phòng ngừa 6 bệnh viêm gan siêu vi B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm màng não mủ (thường gọi tắt là 6 trong 1); 1 mũi vaccine chích ngừa bệnh do phế cầu và vaccine uống ngừa tiêu chảy do Rotavirus. 

Vaccine uống ngừa tiêu chảy do Rotavirua cần uống 2 liều (Rotarix) hoặc 3 liều (Rotateq) trước khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Vaccin 6 trong 1 và phế cầu cũng nên được chích 3 mũi trước khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (mỗi mũi cách nhau 1 tháng); 

Với các loại vaccin khác không có giới hạn trễ nhất, nhưng khuyến cáo ba mẹ không nên vì dịch bệnh mà bỏ quên hoặc trì hoãn việc chích ngừa cho trẻ quá lâu, khiến trẻ không được bảo vệ tốt nhất.

———

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang rất phức tạp, trẻ em vẫn có thể mắc các bệnh lý thông thường khác như nhiễm trùng hô hấp trên, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng đường ruột, đặc biệt thời gian này trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết khá nhiều. 

Ngoài ra, tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19 càng ngày càng tăng trong khi triệu chứng mắc Covid-19 cũng bao gồm sốt, ho, tiêu chảy, giảm bú…như các bệnh thông thường nên ba mẹ không nên chủ quan. Đặc biệt nhóm trẻ dưới 1 tuổi, trẻ béo phì, có bệnh nền (bệnh phổi mạn như hen suyễn, bệnh tim bẩm sinh, động kinh, bại não…, là những đối tượng có nguy cơ trở nặng khi mắc Covid-19. 

Bên cạnh việc trang bị thêm kiến thức y học thường thức để chăm sóc trẻ cho tốt, tránh việc quá lo lắng mang trẻ đi khắp nơi, cũng như tránh việc trì hoãn khám làm nặng hơn tình trạng bệnh của trẻ, ba mẹ nên có sẵn thông tin liên lạc của Bác sĩ chuyên khoa Nhi để được tư vấn kịp thời nhé.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Thị Hiền Thu – Bác sĩ Nhi khoa, taixiu sunwin .

An tâm chăm sóc sức khoẻ và đặt lịch hẹn khám an toàn, nhanh chóng cho bé ngay cả trong mùa dịch với ỨNG DỤNG DI ĐỘNG “???? ???? ????????” – Trợ lý y khoa cho cả gia đình!
> Tải ứng dụng “Hanh Phuc Hospital” 
> Xem thêm thông tin về ứng dụng