Taixiu sunwin - Sic Bo trực tuyến có thể được đổi thành tiền thật

Tin tức

Hỏi – Đáp Về Bệnh Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ Em

29/07/2021

Bên cạnh nỗi lo bảo vệ trẻ không bị nhiễm Covid-19, ba mẹ cần lưu ý đến các bệnh truyền nhiễm khác ở trẻ, đặc biệt là bệnh Sốt xuất huyết – bệnh có thể bùng phát trong mùa mưa, đặc biệt là từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Dù không phải là dịch bệnh mới lạ nhưng rất nhiều ba mẹ hiện nay vẫn còn nhiều thắc mắc xoay quanh việc bảo vệ và chăm sóc trẻ trước bệnh Sốt xuất huyết.

taixiu sunwin

1.Sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là loại bệnh mắc phải khi nhiễm virus Dengue do muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn truyền nhiễm cho. Căn bệnh này đã được ghi nhận từ thế kỷ XIII, đã xảy ra trên 100 nước với số ca nhiễm bệnh lên đến 50-1000 ca mỗi năm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp sốt xuất huyết vào nhóm những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm.

taixiu sunwin

2. Triệu chứng nào giúp nhận biết sớm trẻ bị Sốt xuất huyết?

Do Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ của bệnh Sốt xuất huyết nên số ca nhiễm hàng năm khá cao. Các triệu chứng giúp nhận biết trẻ đã mắc Sốt xuất huyết dễ nhận biết như: Sốt đột ngột, sốt cao và liên tục, trẻ mệt, bỏ ăn hoặc bỏ bú, trẻ sẽ than nhức đầu, nhức chân, nhức tay, nhức mắt.

taixiu sunwin

Khi trẻ có các triệu chứng này cùng với việc bỏ ăn, nôn ói, khó chịu, quấy khóc, sốt cao liên tục, dù uống thuốc hạ sốt cũng giảm rất chậm thì ba mẹ có nghi ngờ trẻ có sốt xuất huyết không để đưa trẻ đi khám và tầm soát/ xét nghiệm. Hiện nay không có triệu chứng lâm sàng nào có thể xác định được trẻ có mắc Sốt xuất huyết hay không mà chúng ta cần cho trẻ làm xét nghiệm tầm soát.

3. Sốt xuất huyết có diễn tiến nặng hay không?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm thường xuyên có diễn tiến nặng. Giai đoạn đầu tiên của bệnh trẻ sẽ sốt cao, mệt mỏi. Giai đoạn thứ hai khi trẻ đã hạ sốt (nhiệt độ cơ thể giảm) thì ba mẹ cần đặc biệt lưu ý. Do virus sốt xuất huyết tấn công vào lòng mạch làm tăng tính thấm thành mạch, giai đoạn trẻ sốt giảm bớt, tính thấm thành mạch tăng lên làm thất thoát huyết tương từ lòng mạch đi ra ngoài gây ra thể tích máu tuần hoàn giảm đi, thường được gọi là cô đặc máu – một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ mắc sốt xuất huyết.

4. Trẻ nhiễm sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà được không?

Trẻ được chỉ định nhập viện khi bệnh có diễn tiến nặng với những dấu hiệu như nôn ói liên tục, mệt nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, ăn không được. Giai đoạn đầu nếu trẻ chỉ sốt thì có thể chăm sóc trẻ tại nhà, cho trẻ uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước, tạo điều kiện cho trẻ sống thoải mái nhưng cần đưa trẻ đi tái khám để trẻ được xét nghiệm máu, đề phòng nguy cơ bệnh diễn tiến nặng.

5. Dinh dưỡng cho trẻ nhiễm sốt xuất huyết cần lưu ý điều gì?

Trẻ nhiễm Sốt xuất huyết gặp khó khăn trong chuyện ăn uống. Ba mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm lỏng, chứa nhiều nước như cháo, soup,… không nên ép trẻ ăn uống quá nhiều và đặc biệt không nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây nhầm lẫn với việc ói ra máu.

6. Trẻ đã bị nhiễm sốt xuất huyết sau khi khỏi bệnh hoàn toàn có nguy cơ tái phát bệnh trở lại hay không?

Virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 loại tương ứng với 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Trẻ nhiễm sốt xuất huyết với tuýp huyết thanh này thì vẫn có khả năng lây nhiễm với tuýp huyết thanh khác nên hoàn toàn có khả năng tái phát bệnh. Để đề phòng tái nhiễm bệnh, cần diệt muỗi ở môi trường xung quanh nhà hoặc có biện pháp ngăn chặn muỗi vào trong nhà (dùng cửa lưới, tinh dầu xông đuổi muỗi,…)

7. Phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách dung dịch xịt muỗi hay dùng những sản phẩm bôi/ xịt lên da có thật sự hiệu quả không?

Đối với những vùng có nhiều ao tù, nước đọng (phòng trồng, toilet để trống nhưng không đậy nắp bồn cầu, chậu cây,…) là môi trường lý tưởng để muôi sinh sôi nảy nở. Ngoài ra, nếu khu vực đang sinh sống ngoài trời có quá nhiều muỗi thì khuyến cáo gia đình nên liên hệ đội ngũ chuyên về xịt diệt muỗi thay vì tự mua bình về xịt để đạt hiệu quả tốt hơn.

Những sản phẩm xịt hoặc bôi lên da chỉ có hiệu quả nhất thời và không hiệu quả trong tất cả trường hợp. Nếu sử dụng những sản phẩm này thì cần tuân thủ đúng khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn. 

taixiu sunwin

8. Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết chưa?

Cho đến thời điểm hiện tại, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin tiêm phòng sốt xuất huyết được lưu hành phổ biến. Hãng dược phẩm Pháp Sanofi Pasteur cho ra đời vắc xin phòng Sốt xuất huyết Dengvaxia (CYD-TDV) – được thử nghiệm lâm sàng ở rất nhiều quốc gia ở Châu Á, Châu Phi. Vắc xin này chủ yếu dùng cho người từ 9-45 tuổi sống trong vùng sốt xuất huyết lưu hành.